Bệnh viêm khớp dạng thấp ở nữ giới

Tỷ lệ mắc bệnh này chiếm khoảng từ 0,3% - 0,5% dân số, trong đó 80% là nữ giới. Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm khớp dạng thập nhưng tuổi mắc bệnh cao nhất thường từ 30 - 60 tuổi.

Theo thống kê mỗi năm, cứ 100.000 người dân thì có khoảng 25-30 người mắc căn bệnh này, khoảng 50% trong số đó bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và giảm tuổi thọ.


Nguyên nhân sinh bệnh có rất nhiều. Có thể do:

- Nhiễm khuẩn: Mycobacteria, Mycoplasma, vi khuẩn đường ruột, virus (Retrovirus, Epstein_Barr virus ...)

- Rối loạn nội tiết

- Rối loạn hệ thống miễn dịch

- Yếu tố di truyền

- Chấn thương, mổ xẻ

- Stress, sang chấn tâm lý

- Bất thường về dinh dưỡng và chế độ ăn uống

Triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện các khớp bàn tay, cổ tay, khớp bàn chân, khớp ngón chân thường bị sưng, đau kéo dài và đối xứng nhau.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở nữ giới
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở nữ giới


Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng thì cũng cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xác định tốc độ máu lắng, xác định tỷ lệ CRP (C - Reactive Protein), yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor), chụp X-quang khớp bị đau...

Tiêu chuẩn ACR của Hoa Kỳ năm 1987 là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán bạn có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Các tiêu chuẩn đó cơ bản như sau:
Cứng khớp buổi sáng

Viêm khớp, sưng phần mềm vùng khớp ở ít nhất 3 khớp

Viêm đau khớp đối xứng

Tăng nồng độ yếu tố dạng thấp RF trong huyết thanh

Phim chụp X-quang có hình ảnh biến đổi của xương (mất vôi, hình dải hoặc xói mòn hoặc khuyết xương ở bàn tay, bàn chân, hoặc hẹp khe khớp hoặc dính khớp) và có nốt thấp xuất hiện.

Thường khi có đủ từ 4 tiêu chuẩn trên thì bạn đã bị viêm khớp dạng thấp.

Sụn khớp bị phá hủy do viêm khớp dạng thấp

Nên làm gì khi bị viêm khớp dạng thấp?

Khi nghi ngờ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Khi bác sĩ kết luận đã bị bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn cần xác định điều trị sớm. Bệnh có được chữa khỏi hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố: chẩn đoán sớm, đúng, điều trị đúng phác đồ và điều trị kiên trì.

Không nên tự mua thuốc hoặc nghe sự chỉ dẫn của người khác mà mua thuốc điều trị.

Không được tiêm bất cứ loại thuốc nào vào vùng đau của khớp khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp.

Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai mà bị viêm khớp dạng thấp thì phải được chỉ dẫn thật tỉ mỉ của bác sĩ chuyên khoa khớp; ăn uống đủ chất, chế độ làm việc và sinh hoạt thật điều độ, tránh làm việc quá sức và làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh. Khi sinh con, nếu là con gái phải đặc biệt quan tâm đến chế độ sinh hoạt tốt cho con.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên có chế độ sinh hoạt phù hợp và rèn luyện cơ thể đều dặn nhằm tránh biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ. Nên đi khám bệnh theo định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thuận lợi hơn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn kết hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc vật lý liệu pháp nếu cần.

►Xem thêm: Bệnh gai khớp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa đau gót chân bằng bài thuốc đơn giản

Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là gì ?

Làm thế nào khi bị gai khớp gối