Cách phòng bệnh đau khớp khi mang thai

Thai nhi càng lớn sẽ càng khiến cơ thể mẹ kéo ra phía trước và xuống dưới. Do vậy, đa phần thai phụ có xu hướng mỏi khớp lưng, đoạn gần xương chậu. Mặt khác, thai nhi đè lên khung xương chậu nên mẹ dễ bị đau khớp háng, đau khớp chậu khiến việc đi lại khó khăn hơn. 

Đặc biệt, phụ nữ mang thai thường bị đau khớp cổ tay và bàn tay là phổ biến do việc tăng tiết dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay khiến chúng bị chèn ép. Mặc khác, các mẹ có thể phải đối mặt với chứng đau lưng, thoát vị đĩa đệm hay chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai.

Các cơn đau khớp sẽ diễn ra cho tới khi em bé được sinh ra. Như vậy là trong suốt quá trình mang thai, nếu mắc phải căn bệnh này, các bà bầu sẽ gặp nhiều phiền toái, thậm chí ảnh hưởng tới thai nhi và lúc sinh con do sự vận động kém. Các cơn đau kéo dài làm giảm sự linh hoạt của cơ thể. Do đó, các bà mẹ nên có biện pháp phòng tránh và điều trị tốt căn bệnh này.
Điều trị đau khớp ở bà bầu

Thông thường, việc thai phụ dùng thuốc trong quá trình mang thai là hết sức hạn chế do có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhất định có thể sử dụng được thuốc. Vì vậy, khi bị các cơn đau khớp “hỏi thăm”, các bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn uống thuốc giảm đau khi cần, nghỉ ngơi, xoa bóp và vận động hợp lý. Các mẹ không nên tự ý dùng các loại thuốc điều trị bệnh sẽ ảnh hưởng tới quá trình mang thai và thai nhi.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập tiền sản cũng giúp cho các mẹ bầu giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Những bài tập này, các mẹ có thể dễ dàng tìm trên mạng, hay có thể tham gia vào các lớp tiền sản được tổ chức bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng tránh đau khớp cho phụ nữ mang thai

Cách phòng bệnh đau khớp khi mang thai
Cách phòng bệnh đau khớp khi mang thai

Xoa bóp thường xuyên các khớp để phòng tránh bị đau khớp cho bà bầu

Các bà mẹ nên nằm nghỉ để cơ thể không chống lại sức nặng khi trọng lượng thai nhi và cơ thể tăng lên thì cơn đau tự nhiên biến mất. Đồng thời các khớp không trượt lên nhau quá mức sẽ giảm đau.

Các bạn nên ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi, vì ở tư thế này thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu nên giảm đau khớp háng. Khi ngủ nên nằm nghiêng, bạn kê một lớp chăn mỏng hoặc gối mỏng để đỡ sẽ đỡ đau lưng.

Khi ngủ nên gác chân lên gối ôm hoặc lên người chồng cho thoải mái.

Tập thể dục thường xuyên nếu đau khớp không do viêm. Tốt nhất bạn chỉ tập trên giường, bằng cách nằm giữa và nhấc chân khỏi giường, co duỗi chân hạ xuống. Mỗi ngày tập 30 phút, nhưng tập 4-5 nhịp dừng lại một chút để nghỉ ngơi. Bài tập này duy trì sức mạnh của cơ hông và giúp việc chuyển dạ thuận lợi. Nếu đau lưng, các mẹ có thể tham khảo vài tập sau đây: Bài tập giúp giảm đau lưng khi mang thai

Bạn nên được xoa bóp thường xuyên các khớp để giảm đau. Biện pháp này tốt cho khớp gối, cổ chân và các khớp tay nhưng không tốt với khớp cột sống thắt lưng và khớp háng. Hãy để các ông chồng thể hiện tình yêu và vai trò của mình đối với bạn và con nhé.

Ngoài ra, các bạn nên uống bổ sung DHA, dầu cá, uống nhiều nước, dùng thuốc bổ sung canxi calcium corbiere để ngăn ngừa thiếu canxi và các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai…

Thông thường, hiện tượng đau khớp của các bà bầu sẽ chấm dứt sau một khoảng thời gian sau sinh. Tuy nhiên, lưu ý, nếu như hiện tượng đau vẫn còn kéo dài sau đó, rất có thể các mẹ đã bị các bệnh lý về xương khớp phức tạp hơn. Khi đó, các mẹ hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa đau gót chân bằng bài thuốc đơn giản

Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là gì ?

Làm thế nào khi bị gai khớp gối